Phần lớn các vật dụng sử dụng pin ngày nay đều dùng pin Alkaline (1.5V) hoặc pin sạc NiMH (1.2V). Chúng có các dạng và kích thước như AAA, AA, C và D. So sánh với pin Li-ion, Alkaline và MiMH nói chung rất an toàn, và dễ mua ở bất kỳ đâu.
Pin Alkaline sử dụng rộng rãi khắp nơi, nhưng chúng không thể sạc được và rất khá lãng phí nếu sử dụng nhiều. Chúng cũng tụt áp nhanh hơn MiMH, kết quả là khi sử dụng với đèn pin, độ sáng giảm nhanh hơn đối với các loại đèn sử dụng dòng điện trực tiếp từ pin. Pin Alkaline cũng dễ bị chảy hóa chất, đặc biệt nếu chúng để ở trạng thái xả trong một thời gian dài hoặc để ngược (gây ra bởi lắp nối tiếp pin với điện áp khác nhau).
Do những nhược điểm của pin Alkaline vậy chúng ta nên sử dụng pin sạc MiMH có độ tự xả thấp (LSD). Một số hãng sản xuất pin MiMH cỡ AA và AAA nối tiếng trên thị trường đó là Panasonic/Sanyo Eneloop (Nhật) hoặc Asmann (Đức).
2. Lithium
Pin AA và AAA cũng có loại Lithium (điện áp 1.7V). Chúng không thể sạc, nhưng thời gian sử dụng gấp đôi so với pin Alkaline và NiMH loại tốt, tuy nhiên giá cũng đắt gấp đôi. Đặc điểm của loại pin này là cực kỳ tin cậy, có thể hoạt động tốt trong những điều kiện nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp. Vì tính không sạc được, bạn có thể cân nhắc sử dụng loại pin này trong những điều kiện khắc nghiệt.
Pin Lithium CR123A là loại không sạc, và khá phổ biến trong những năm đầu của ngành công nghiệp đèn pin. Tuy nhiên càng ngày pin CR123A càng được thay thế bởi pin sạc li-ion, với những đặc tính tốt hơn như kiểm soát dòng điện tốt và dung lượng cao hơn. Ưu điểm đáng giá nhất của pin Lithium CR123A là chúng có thọ mệnh cao và có dải nhiệt độ hoạt động lớn (từ rất thấp đến rất cao).
Nếu pin CR123A được mắc nối tiếp và có điện áp khác nhau, có thể dẫn đến quá trình sạc ngược cho pin, gây nổ pin.
Chú ý rằng pin RCR123 (còn được biết với tên 16340) là loại li-ion sạc được, và có điện áp danh định cao hơn.
Một số đèn pin móc khóa có thể sử dụng pin cúc áo lithium, bạn phải hết sức cẩn thận với pin cúc áo, tránh tầm với của trẻ em. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tổn thương vĩnh viễn hoặc chết khi nuốt pin cúc áo lithium.
3. Li-ion
Nội dung của bài viết này hầu hết tập trung vào pin Li-ion, là thứ không thể thiếu nếu bạn muốn một cây đèn pin nhỏ gọn độ sáng cao. Pin Li-ion có độ tập trung năng lượng cao, và do đó nó cũng sẽ có nhiều hóa chất bất ổn định. Pin li-ion có điện áp tối đa là 4.2V và điện áp danh định là 3.6/3.7V. Sử dụng pin li-ion yêu cầu kiến thức sử dụng an toàn và hiểu các nguy hiểm tiềm ẩn của loại pin này. Trước khi nói về các loại pin Li-ion, bạn nên đọc và ghi nhớ những chú ý an toàn sau:
– Không bao giờ sạc pin liion quá điện áp 4.2V, điều này có thể gây hư hỏng pin và tăng nguy cơ nổ pin. Sử dụng những bộ sạc đã được kiểm tra kỹ có điện áp sạc chuẩn.
– Không xả pin dưới 2.5V, vì điều này có thể làm hỏng pin. Bạn hãy chắc chắn rằng mình có một cây đèn pin có bảo vệ điện áp thấp, có chức năng khóa cơ học (thường là nới lỏng nút đuôi). Nếu bạn xả pin dưới điện áp 2.5V, kích hoạt lại pin cần dòng điện nhỏ, và phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo pin không quá nóng.
– Sử dụng đồng hồ đo điện hoặc sạc thông minh có chức năng hiển thị điện áp pin để theo dõi điện áp trước và sau khi sạc
– Với những đèn sử dụng nhiều pin liion mắc nối tiếp, bạn phải sử dụng 2 pin giống nhau và chúng phải có điện áp bằng nhau trước khi dùng. Nếu điện áp không bằng nhau, sẽ có nguy cơ pin bị sạc ngược, có khả năng dẫn đến cháy nổ pin
– Luôn lắp pin đúng cực
– Không ngắn mạch pin, rất nguy hiểm có thể gây nổ pin. Chú ý: toàn bộ phần bên kim loại bên ngoài pin là cực âm (trừ phần đầu dương nhỏ ở trên). Mang pin Liion trong túi có chìa khóa, vật dụng kim loại sẽ có nhiều nguy cơ ngắn mạch pin, cháy nổ
– Không phá hỏng, làm hư hại, biến dạng pin, bao gồm cả việc xé lớp bọc pin
– Chỉ mua pin Liion chính hãng, chất lượng tốt.
– Không xả pin ở dòng điện cao hơn dòng xả max của pin (được nhà sản xuất công bố)
– Không sạc pin cao hơn dòng sạc max của pin (được nhà sản xuất công bố)
– Nên sử dụng pin có mạch bảo vệ (nếu lắp vừa đèn), nếu bạn không hiểu và ý thức về việc sử dụng pin liion một cách an toàn. Pin có mạch bảo vệ sẽ đảm bảo chống quá sạc, quá xả, quá dòng. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, mạch bảo vệ cũng là 1 trong những lý do khiến pin không hoạt động.
– Không nên dùng pin Li-ion với hóa chất ICR, chúng không ổn định và kém an toàn hơn pin sử dụng hóa chất IMR, INR, NCR.
– Luôn để ý đến pin trong quá trình sạc, không nên sạc pin qua đêm hoặc khi bạn đi vắng.
– Sạc và cất pin ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng và tránh nguồn nhiệt, lửa. Có thể dùng hộp plastic để đựng
– Tháo pin khỏi đèn nếu không sử dụng trong thời gian dài, đề phòng hao pin.
– Để pin li- ion tránh xa tầm tay của trẻ em.
Đèn sử dụng nhiều pin phải dùng pin giống nhau, sạc cùng điện áp
Nếu chẳng may một cục 1pin li-ion bị nóng lên nhanh chóng (mất kiểm soát nhiệt độ), nhanh chóng vứt nó ở 1 nơi an toàn và tránh xa. Áp suất bên trong pin sẽ tăng rất nhanh và có thể khiến pin phát nổ từ cả 2 đầu. Nếu có nguồn phát lửa, sẽ có thể có cháy. Tránh ngửi mùi cháy của pin, và gọi ngay cứu hỏa.
Pin Li-ion có tên thể hiện kích thước của nó theo đơn vị mm. Hai số đầu là đường kính, 2 số sau là chiều dài. Ví dụ 14500, 16340, 18350, loại phổ biến hơn là 18650, 26650, và gần đây là 20700 và 21700. Tuy nhiên đây chỉ là kích thước chuẩn của pin cell, khi có thêm mạch bảo vệ, pin thường dài hơn thực tế. Pin 18650 có mạch bảo vệ thường có chiều dài khác nhau, từ trên 65 cho đến 71mm. Không phải pin 18650 nào cũng lắp vừa một cây đèn pin, chúng có thể quá dài hoặc quá ngắn, hoặc quá rộng. Do đó, bạn nên đọc review, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết pin nào sẽ vừa với một cây đèn!
Hầu hết pin không mạch bảo vệ đều có đầu phẳng, và hầu hết pin có mạch bảo vệ đều có đầu lồi. Cũng có thể tìm thấy pin không mạch bảo vệ được gắn thêm đầu lồi. Đèn pin với lò xo ở cả hai đầu sẽ dùng đc cả hai loại pin. Tuy nhiên đèn pin cần lắp pin nối tiếp, hoặc chỉ có lò xo ở 1 đầu hoặc có tính năng chống lắp ngược ở đầu dương sẽ cần pin đầu lồi để hoạt động. Một lần nữa, hay đọc review và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết bạn có cần pin có đầu lồi hay không?
Hiện nay có nhiều nhãn hiệu pin li-ion, tuy nhiên chỉ một vài nhà sản xuất pin li-ion. Đó là Panasonic/Sanyo, Sony, Samsung và LG. NHững hãng này sản xuất pin không mạch bảo vệ. Các pin dòng xả cao (15A) dùng cho đèn pin thường có dung lượng 3000mAh như Sony VTC6, Samsung 30Q, LG HG2. Nếu bạn muốn pin có dung lượng cao (cỡ 3500mA), nhưng dòng xả thấp hơn thì Panasonic/Sanyo NCR18650GA, Samsung 35E và LGMJ1 là những sự lựa chọn tốt. Ta cũng có thể kiếm các pin kể trên với đầu lồi gắn thêm. Chú ý rằng Hãng xe điện Tesla sử dụng pin Panasonic/Sanyo và Samsung.
Một số công ty (thường là phục vụ thị trường vape) sẽ bọc lại những pin không mạch bảo vệ này với nhãn hiệu riêng của họ). Có thể kể tên đó là Efest và Keepower. Nhiều Công ty pin Vape đã khai quá dòng xả của pin lên, mặc dù điều này không là vấn đề cho đèn pin (thường sử dụng dòng xả thấp hơn nhiều so với vape – thuốc lá điện tử). Vì khi pin đã được bọc lại, ta không thể biết được cell bên trong là cell nào nữa.
Tất cả các pin có mạch bảo vệ đều được sản xuất thêm bởi các công ty không phải nhà sản xuất OEM. Hầu hết các hãng đèn pin lớn như Nitecore, Fenix, Olight, Eagletac đều có pin có mạch bảo vệ với thương hiệu hãng trên pin, sử dụng những pin cell sản xuất bởi Panasonic/Sanyo, Sony, Samsung hoặc LG. Các pin này đều tốt và đáng tin cậy. Một số thương hiệu pin chất lượng tốt (không phải nhà sản xuất đèn pin) là: Keepower (toàn cầu), Orbtronic (Bắc Mỹ), Blazar (Úc). Bạn sẽ yên tâm khi sử dụng pin của nhà sản xuất đèn pin. Tuy nhiên hãy chú ý rằng mạch bảo vệ sẽ cho phép dòng điện cao nhất định chạy qua, nếu vượt quá mạch bảo vệ sẽ ngắt pin. Do vậy một số đèn công suất lớn như Acebeam X80 cần pin có mạch bảo vệ có thể cho phép dòng điện tới 20A chạy qua. Một số đèn công suất cực lớn như Emisar D4s, D4 sẽ chỉ sử dụng pin không có mạch bảo vệ.
Thật không may, có rất nhiều pin li-ion chất lượng kém và nguy hiểm trôi nổi trên thị trường ngày nay, bao gồm cả pin khai khống dòng xả và dung lượng. Bất kỳ pin 18650 có dung lượng trên 3600mAh đều là hàng giả và khai khống. Những cái tên cần tránh là Ultrafire, GTL. Trên thực tế kiểm tra, một số pin Ultrafire chứa bên trong là pin cell đã qua sử dụng, pin cell laptop cũ hoặc tệ hơn là pin nhỏ bên trong. Đã có rất nhiều báo cáo trên các diễn đàn đèn pin về việc pin Ultrafire phát nổ.
Sony VTC6 3000mAh (blue) so sánh với Ultrafire “fake” 9900mAh (red) from lygte-info.dk
Pin Li-ion sẽ chai nhanh hơn nếu chúng được lưu trữ với dưới 50% dung lượng, hoặc dưới điện áp danh định (3.6-3.7V). Đặc biệt nếu pin bị xả quá nhiều dưới 3.3V (0%) pin sẽ rất nhanh bị chai, và nếu cứ tiếp tục xả, một số pin có thể sẽ rơi vào trạng thái ngắt kích hoạt, không thể sạc lại được nữa. Do đó tôi khuyên bạn sạc chúng đầy trước khi sử dụng. Nếu điện áp pin thấp hơn 3.4V, tôi sẽ không sử dụng nữa mà tháo pin ra sạc. Pin ở điện áp 3.8V sẽ lưu trữ được lâu nhất và tốt cho pin nhất.
Cuối cùng, vì những lý do an toàn, việc vận chuyển pin li-ion đang là một vấn đề hiện nay. Vì lo sợ nguyên nhân cháy nổ, các hãng hàng không đã từ chối vận chuyển pin li-ion trong hành lý ký gửi. Một số hãng cho phép vận chuyển pin li-ion nhưng yêu cầu nhiều điều kiện và chứng chỉ an toàn. Nhiều nhà bán lẻ đồ điện tử của Trung Quốc như GearBest, Banggood, và FastTech đã ngừng ship pin đến một số quốc gia. Ở Việt Nam, đèn pin chỉ có thể ship đường bộ. Nếu bạn đi máy bay có mang theo đèn pin, bạn sẽ phải mang chúng trên hành lý xách tay.
Pin Li-ion rất quan trọng trong lĩnh vực đèn pin siêu sáng, tuy nhiên chúng cần được hiểu và sử dụng đúng cách!
Bài viết được dịch từ bài gốc: http://lightpaintingblog.com/battery-safety-and-buying-guide/