Mỗi hãng pin sẽ có một dây chuyền sản xuất riêng, dẫn đến một số đặc điểm về ngoại hình pin sẽ khác nhau để có thể phân biệt. Dễ làm giả nhất là vỏ pin, khó giả nhất là hình dạng cực dương của pin vì yếu tố này phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên có vẫn thể lấy pin mã thấp làm giả lên mã pin cao hơn ví dụ lấy VTC4 in lại chữ thành VTC6 thì đầu pin rất ok, tuy nhiên dung lượng không đủ. Trường hợp này khá hiếm vì lợi nhuận không nhiều.
Pin đểu thì cũng có nhiều cấp độ:
Pin giả vô tâm (hạng bét) : dùng pin kém chất lượng nhất, không đủ dòng xả, không đủ dung lượng. Trường hợp này chỉ cần đo dung lượng pin là kết luận được.
Pin giả có tâm hơn: chọn lõi pin có dung lượng tương đương, tuy nhiên dòng xả không đủ. Loại này có thể đo nội trở pin hoặc thử xả pin sẽ phát hiện được. Tuy nhiên máy đo nội trở cũng như xả pin khá chuyên dụng. Hầu hết người dùng phổ thông đều không có sẵn.
Vì vậy với kinh nghiệm kinh doanh pin của mình, BLF SHOP sẽ chỉ ra một số đặc điểm ngoại hình dễ phân biệt pin thật giả như bên dưới.
PHÂN BIỆT PIN PANASONIC NCR18650B , GIẢ – NHÁI – FAKE
PHÂN BIỆT PIN SANYO/PANASONIC NCR18650GA , GIẢ – NHÁI – FAKE
Mã pin NCR18650GA này là ban đầu do Sanyo sản xuất, sau khi mảng pin của Sanyo sát nhập vào Panasonic thì họ tiếp tục kế thừa dòng này. Sẽ có hai mẫu vỏ pin cho cùng 1 loại pin.
Panasonic NCR18650GA sẽ có vỏ màu đỏ của Pana, sản xuất tại nhà máy Pana Trung Quốc
Sanyo NCR18650GA sẽ có vỏ Sanyo, sản suất ở Nhật.
Đầu pin sẽ vẫn là kiểu đầu pin tiêu chuẩn của Sanyo.
PHÂN BIỆT PIN SAMSUNG 30Q INR18650-30Q , GIẢ – NHÁI – FAKE