Cường độ sáng – cd Candela: Cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ thống đo lường quốc tế SI (System International), 7 đơn vị đo lường cơ bản (m: mét, kg: kilogam, s: giây, A: Ampe, K: kelvin, mol, cd: candela).
Cường độ sáng – cd Candela
là năng lượng phát ra 1 nguồn ánh sáng trong 1 hướng cụ thể và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1m2 tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd = 1lm/ 1steradian. Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng khoảng một candela. Nếu phát thải trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào mờ, nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất. Candela có nghĩa là “ngọn nến”. Từ tháng 10-1979 CIE đưa ra định nghĩa mới của candela: Candela là cường độ sáng theo một phương của nguồn sáng đơn sắc có tần số 540.1012 Hz (bước sóngλ=555nm) và có cường độ năng lượng theo phương này là 1/683
W/Sr.
Ký hiệu : I (Viết tắt của tiếng Anh là Intensity : cường độ)
Đơn vị : Cd (candela).
Quang thông – Lumen:
Quang thông là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh
sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, Quang thông (F) là đại lượng đo công suất phát sáng của 1 nguồn sáng. Ngoài ra còn có các đại lượng khác như cường độ sáng ( ký hiệu I), đơn vị là candela (cd); độ rọi (E), đơn vị lux (lx). Quang thông của 1 số loại nguồn sáng:
1. Bóng sợi đốt 100W: F=1030lm
2. Bóng compact 20W: F=1200lm
3. Bóng sodium 250W: F=27500lm….
Ký hiệu: F
Đơn vị: lm (lumen)
Độ rọi – lx Lux:
Độ rọi là đại lượng đặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng, là mật độ quang thông trên
bề mặt có diện tích S. Có nghĩa là mật độ quang thông của một nguồn sáng 1 lumen trên diện
tích 1m2
Khi mặt được chiếu sáng không đều độ rọi được tính bằng trung bình đại số của độ rọi các điểm.
Ký hiệu: E
Đơn vị: Lux hay Lx
Lựa chọn đèn pin chiến thuật thích hợp
Với nhu cầu đèn pin chiến thuật, bạn nên chọn đèn pin chiếu sáng rộng nhất trong phạm vi tối đa làm nhiệm vụ.
Ví dụ nếu bạn chọn đèn pin để phòng ngự trong nhà (home defense), khoảng cách hành lang dài nhất là 20m, thì khoảng cách chiếu xa của đèn pin nên là 40m (gấp đôi). Vì lượng sáng hữu ích khi chiến đấu sẽ bằng một nửa lượng sáng khi bạn soi đèn để “đánh giá tình hình, nhận thức môi trường”. Bạn hãy loại bỏ các lựa chọn đèn pin quá sáng, chiếu quá xa, vì cơ bản nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng đồng đều, nhận thức tình huống và xác định mối đe dọa.
Người tìm mua đèn thường có xu hướng “tốt nhất và sáng nhất”, thực tế là đèn pin phù hợp với nhiệm vụ của bạn không hẳn là chiếc đèn pin sáng nhất.
Hãy xem xét các ví dụ dưới đây
Quan hệ giữa Lumens, Candela, và Beamshot
Hai ảnh dưới đây phản ánh cho bạn một thực tế là bạn cảm thấy chiếc đèn pin đầu tiên sáng hơn. Thực tế là nó tối hơn, lượng sáng của nó chỉ là 500 lumens, nhưng được chiếu tập trung vào cuốn sách, và kết quả là bạn phải loay hoay với beamshot có độ rọi xa này để đọc cuốn sách. Nếu cuốn sách là một tấm bản đồ, việc tra cứu sẽ là một cực hình. Và bạn còn bị chói mắt nữa chứ
Với beamshot tỏa đồng đều, bạn có thể đọc toàn bộ trang sách dễ dàng, và nên nhớ, đèn pin này sáng hơn, nó là 650 lumens so với cái ở trên.
Trong chiến đấu thì sao? Vẫn chiến đèn pin trên, bạn quan sát một căn phòng, bạn có bỏ sót điều gì không?
Có đấy, hãy xem ảnh dưới, mối đe dọa đang nấp ở ngay đây thôi.
Và với chiếc đèn pin thứ hai, beamshot tỏa đều.
Nếu có một đe dọa suất hiện, bạn sẽ thấy ngay.
Một lần nữa tôi xin nhắc lại đối với đèn pin chiến thuật “tốt nhất và sáng nhất” không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu, đừng để các thông số lớn ảnh hưởng đến bạn. Hãy chọn đèn pin phù hợp với nhu cầu của mình.